I. Ý tưởng ban đầu
Vaccom có xuát phát điểm là để phục vụ nhu cầu quản lý tiêm chủng tại tuyến cơ sở cấp phường/xã. Địa điểm đưa vào ứng dụng đàu tiên là tại phường Thach Bàn, quận Long Biên, Hà Nội.
Phần mềm được xây dựng để đưa công nghệ vào thực tiễn góp phần trong công tác chống dịch Covid của cả nước. Phần mềm gúp cho công tác tổng hợp, truyền tải thông tin, lập kế hoạch một cách khoa học. Từ đó giúp giảm tải và nâng cao hiệu quả công việc cho những người trực tiếp tham gia chống dịch ở cấp cơ sở.
II. Tầm nhìn hệ thống
Vaccom cần được nâng cấp mở rộng từ một phần mềm quản lý tiêm chủng ở cấp cơ sở thành một phần mềm tổng hợp phục vụ chông dịch ở tuyến cơ sở (phường xã, địa bàn dân cư). Mục tiêu là đưa công nghệ vào ứng dụng cho công tác bảo vệ các “vùng xanh”, xử lý thu hẹp “vùng đỏ” trong cộng đồng. Lấy các người tiêm chủng làm đối tượng trung tâm quản lý, tổ công tác chống dịch tại bàn là các mắt xích tham gia trong quy trình chống dịch, phần mềm sẽ cần xây dựng để đáp ứng yêu cầu của các nhóm chức năng sau:
- Quản lý đối tượng tiêm chủng là người sinh sống trên địa bàn
- Quản lý công tác tiêm chủng
- Quản lý công tác xét nghiệm
- Quản lý thông báo, phán ánh thông tin về dịch Covid trong địa bàn cộng đồng
- Quản lý theo dõi và trợ giúp y tế cho các đối tượng F0, F1 nằm trong địa bàn
- Quản lý truy vết đối tượng ra vào các địa bàn “vùng xanh”,”vùng đỏ”
- Quản lý công tác cứu trợ cho người gặp khó khăn trong vùng dịch
- Quản lý cấp giấy ra đường (điện tử) trong thời gian thực hiện giãn cách
- Quản lý lịch công tác của tổ phòng chống dịch
Vaccom cần được xây dựng với hai loại hình ứng dụng trên web và mobile. Tất cả các đối tượng sinh sống trong địa bàn sẽ cài đặt ứng dụng mobile để tiếp nhận thông tin và tương tác với chính quyền qua môi trường điện tử để phục vụ công tác phòng chống dịch.
III. Hệ sinh thái ứng dụng công nghệ phòng chống dịch Covid
Vaccom là một ứng dụng được dùng trực tiếp để đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ tại tuyến cơ sở. Vaccom không làm thay vai trò của các hệ thống thông tin quốc gia hiện có dùng trong công tác phòng chống dịch như CSDLQG về tiêm chủng, CSDLQG đăng ký y tế,...
Tuy nhiên Vaccom cần được tích hợp đầy đủ vào hệ sinh thái các ứng dụng của quốc gia để chia sẻ, liên thông dữ liệu phục vụ công tác quản lý ở các cấp khác nhau. Cụ thể các loại dữ liệu tiêm chủng, xét nghiệm, truy vết F0, F1, cứu trợ sẽ cần được kết nối chia sẻ với các CSDLQG do các cơ quan Chính phủ quản lý. Như vậy thông tin sẽ được đảm bảo cung cấp cho hệ thống quốc gia một cách chính xác, đẩy đủ nhất từ cấp cơ sở.
IV.Phiên bản (dự kiến)
Vaccom 1.0 - release 31/8/2021
- Quản lý đối tượng tiêm chủng là người sinh sống trên địa bàn
- Quản lý công tác tiêm chủng
Vaccom 2.0
- Quản lý công tác xét nghiệm
- Quản lý thông báo, phán ánh thông tin về dịch Covid trong địa bàn cộng đồng
- Quản lý theo dõi và trợ giúp y tế cho các đối tượng F0, F1 nằm trong địa bàn
Vaccom 3.0
- Quản lý truy vết đối tượng ra vào các địa bàn “vùng xanh”,”vùng đỏ”
- Quản lý công tác cứu trợ cho người gặp khó khăn trong vùng dịch
Vaccom 4.0
- Quản lý cấp giấy ra đường (điện tử) trong thời gian thực hiện giãn cách
- Quản lý lịch công tác của tổ phòng chống dịch
Tất cả các phiên bản mobile của Vaccom sẽ được release sau phiên bản Web khoảng 1 tháng. Kỳ vọng bước sang năm 2022, Vaccom sẽ được triển khai đại trà tại nhiều địa bàn trên cả nước để phục vụ công tác chống dịch.
V. Quản lý dự án và công nghệ
Giấy phép nguồn mở AGPL
Kho mã nguồn: https://github.com/VietOpenCPS/Vaccom
Điều phối dự án: Câu lạc bộ VFOSSA
Công nghệ sử dụng
- Backend: Spring boot (Java), MariaDB
- Frontend: Vuejs
- Mobile: Flutter
- DevOps: Docker